1001 THẮC MẮC: Phân khúc khách hàng như thế nào sẽ phù hợp với mô hình tự phục vụ của quán cà phê?
04-04-2022
Mục lục [Ẩn]
Xác định phân khúc khách hàng là công đoạn không thể thiếu với bất kì mô hình kinh doanh nào. Nhờ đó có thể tập trung vào một phân khúc hiệu quả thay vì toàn bộ thị trường mà không đem lại hiệu quả cao. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc từ nhiều chủ quán về phân khúc khách hàng của mô hình tự phục vụ cho quán cà phê.
1. Các phân khúc khách hàng trong kinh doanh cà phê nói chung
Hiểu một cách đơn giản, phân khúc khách hàng là lựa chọn trong thị trường người tiêu dùng những đối tượng hay nhóm khách hàng có nhu cầu giống nhau mà dịch vụ của bạn có thể đáp ứng được cho họ.
Nói riêng về kinh doanh cà phê, ngay từ khi có ý định mở quán cafe, bạn cần trả lời câu hỏi “Khách hàng của tôi là ai? Phân khúc khách hàng của quán? Họ đến quán sẽ được gì?”. Hãy căn cứ vào những yếu tố và hình thức nhận diện để xác định và phân nhóm đối tượng khách hàng.
Dựa trên xu hướng của khách hàng tại các quán cà phê hiện nay, có thể phân thành những nhóm khách hàng chính cho kinh doanh cà phê như sau:
- Tầng lớp xã hội
Phân chia theo tầng lớp xã hội, phân khúc khách hàng có thể có trong mô hình kinh doanh cà phê bao gồm:
Tầng lớp thượng lưu và tầng lớp bán thượng lưu |
Họ gặp gỡ khách hàng tại các quán cà phê cao cấp, sang trọng, họ tìm kiếm những quán cà phê khẳng định đẳng cấp của họ. |
Tầng lớp trung lưu |
Những người làm nghề tự do, các nhà điều hành, chủ doanh nghiệp lớn,... Họ tìm kiếm không gian làm việc, gặp gỡ khách hàng, bạn bè tại những quán cà phê yên tĩnh, sang trọng. |
Tầng lớp bán trung lưu |
Nhân viên văn phòng, thương nhân và những lao động chuyên ngành,... tìm kiếm chỗ làm việc yên tĩnh, có không gian đẹp để thưởng thức cà phê. Họ có thể gặp gỡ bạn bè, đối tác tại quán cà phê. |
Tầng lớp bình dân |
Quán cà phê là nơi tụ tập bạn bè, không cần quá sang trọng, chỉ cần có đồ uống giá ổn và thoải mái, mang phong cách bình dân. |
- Nhóm tuổi
Giới trẻ: 16 - 22 |
Đây là nhóm khách hàng khá tiềm năng cho các quán cà phê. Dù không quá nhiều nhưng các bạn trẻ từ 16 -22 tuổi bắt đầu muốn có những không gian lịch sự hơn như những quán cà phê thay vì các quán vỉa hè, lề đường,... Họ tìm kiếm không gian quán đẹp để chụp ảnh, thưởng thức đồ uống, gặp gỡ bạn bè. |
Trưởng thành: 23 -34 |
Đây là nhóm khách hàng chủ yếu của các quán cà phê trẻ hiện nay, nhất là sinh viên và dân văn phòng. Họ cần không gian yên tĩnh, lịch sự để thưởng thức đồ uống hoặc là địa điểm để gặp mặt, làm việc. |
Trung niên: 35 - 50+ |
Nhóm khách hàng trung niên luôn gắn liền với mô hình kinh doanh cà phê đã từ rất lâu. Họ nhâm nhi tách cà phê và đọc báo hay thi thoảng ngồi với bạn bè. Không cần quá sang trọng và cầu kỳ. |
- Nhân khẩu học
Giới tính |
Chưa có nghiên cứu nào về sự khác biệt tần suất tới các quán cà phê ở các giới. Yếu tố về giới tính thường ảnh hưởng tới phong cách thiết kế quán sao cho hợp với thị hiếu |
Thu nhập hàng tháng |
Có rất nhiều các quán cà phê với nhiều mức giá khác nhau phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng theo mức thu nhập/chi tiêu của họ. Có những quán bình dân cho người thu nhập thấp, quán sang trọng cho những người thu nhập khá đến cao. |
Nghề nghiệp |
Bất kỳ ngành nghề nào cũng có thể là khách hàng của quán cà phê |
- Sở thích
Những người đến quán cà phê chắc hẳn đều có sở thích uống cà phê. Một số khác muốn tìm một nơi yên tĩnh để làm việc, gặp gỡ bạn bè. Hay họ muốn tìm một địa điểm đơn giản là có chỗ ngồi, có wifi, điều hòa và quang cảnh ổn
2. Lựa chọn khách hàng mục tiêu cho mô hình tự phục vụ tại quán cà phê
Có nhiều phân khúc khách hàng mà bạn có thể lựa chọn cho quán cà phê của mình. Nhưng mục đích chính của bài viết này vẫn là tìm hiểu về phân khúc khách hàng của mô hình tự phục vụ.
Đây là mô hình mới so với mô hình order truyền thống. Thay vì được nhân viên bưng đồ tới tận bàn, khách hàng lại là người chủ động tới nhận và bưng đồ. Nhanh chóng và tiết kiệm, nhưng liệu có phù hợp với tất cả các phân khúc khách hàng của kinh doanh quán cà phê hay không?
CÂU TRẢ LỜI LÀ KHÔNG!
So với mô hình order truyền thống, một bên một bên hướng tới khách hàng mục tiêu thích được phục vụ, một bên hướng đến khách hàng mục tiêu thích sự chủ động. Cùng với đó, mô hình tự phục vụ nhắm đến đối tượng trẻ khỏe năng động, có sự hiện đại.
So với các phân khúc được nêu đến ở phần I, ta có thể rút ra
- Tầng lớp xã hội
Tầng lớp lý tưởng trong phân khúc khách hàng của mô hình tự phục vụ phần lớn là từ trung lưu tới bán trung lưu. Sở dĩ, họ thường là những người có xu hướng hiện đại và sẵn sàng trải nghiệm điều mới mẻ. Có thể nói mô hình tự phục vụ có sự văn minh hơn so với mô hình nhân viên bưng bê cũ.
- Nhân khẩu học
- Độ tuổi
Độ tuổi thích hợp nhất để áp dụng mô hình tự phục vụ chắc chắn là giới trẻ. Họ là những người năng động, ưa trải nghiệm mới mẻ và thích sự chủ động.
- Nghề nghiệp
Nghề nghiệp cũng có quyết định tới hành vi mua hàng của khách hàng. Thông thường những khách hàng hài lòng với mô hình tự phục vụ đó là những người làm văn phòng, học sinh sinh viên, những người trong giới kinh doanh (khởi nghiệp, chủ doanh nghiệp, người trẻ kinh doanh, đầu tư,...). Ngoài ra bất kỳ ngành nghề nào cũng có thể phù hợp với mô hình này, nó còn phụ thuộc vào những nhân tố đã và sẽ được nêu tiếp theo.
- Giáo dục
Những người hài lòng với mô hình tự phục vụ có thể được gọi là có tư tưởng tiến bộ hơn. Ở nước ngoài như các nước Châu Âu, mô hình này rất phổ biến và ý thức tự phục vụ của người dân họ rất cao. Đối với Việt Nam thì vẫn còn nhiều người có tư tưởng muốn được phục vụ. Tuy nhiên, sự du nhập văn hóa hiện nay đang dần khiến tư tưởng người dân Việt Nam ngày càng tiến bộ. Các bộ phận tri thức, người đi làm, giới trẻ,... được tiếp xúc nhiều với công nghệ và văn hóa mới nên thường dễ chấp nhận mô hình tự phục vụ hơn.
- Tính cách & phong cách sống
Tính cách và phong cách sống có lẽ là yếu tố quan trọng nhất để quyết định sự phù hợp với mô hình tự phục vụ. Xét riêng tại Việt Nam, ta có thể phân khách hàng theo 2 nhóm tâm lý.
Một là nhóm khách hàng thích được phục vụ, họ trả tiền để được phục vụ. Đương nhiên nhóm khách hàng này không thể hài lòng với mô hình tự phục vụ của bạn. Có thể mô hình đó tiện lợi, văn minh, tiết kiệm cho quán nhưng không thỏa mãn được nhu cầu của họ.
Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhưng thực tế vẫn có nhóm khách hàng này, đặc biệt tại các vùng tỉnh huyện nhỏ lẻ, họ đã quá quen với mô hình được bưng bê và mặc định rằng phục vụ là điều tất yếu. Với nhóm khách hàng này, bạn rất khó để thay đổi nhận thức của họ, đặc biệt nếu quán của bạn còn mới, quy mô nhỏ thì hoàn toàn không nên. Khách hàng sẽ nhanh chóng tìm tới những địa chỉ khác mà họ được phục vụ.
Nhóm khách hàng thứ 2 thì ngược lại. Họ thường thích sự chủ động thay vì chờ đợi được phục vụ. Nhóm này phần lớn gặp ở những người trẻ, có suy nghĩ cởi mở
Gợi ý các phương pháp xác định phân khúc khách hàng khác
Ngoài những nhóm phân khúc khách hàng của mô hình tự phục vụ được gợi ý ở trên, bạn nên tùy thuộc vào mô hình của quán để nghiên cứu và quyết định chính xác. Có rất nhiều phương pháp để nghiên cứu, tìm hiểu khách hàng của bạn. Các dữ liệu khách hàng như hành vi, tâm lý, trình độ văn hóa, phong cách sống... có thể tham khảo qua tài liệu, cũng có thể làm các form khảo sát với khách hàng.
3. Mô hình tự phục vụ của Highlands Coffee
Hinglands Coffee là một trong những cái tên nổi bật của thị trường kinh doanh cà phê tại Việt Nam. Trước đây, Highlands định vị gắn với liên tưởng thương hiệu cao cấp dành cho doanh nhân, trí thức. HIện nay đã được “bình dân hóa”, nhằm phục vụ nhiều đối tượng khách hàng hơn. Thương hiệu hướng tới nhóm khách hàng từ 18-30 tuổi, bao gồm thêm nhiều đối tượng khách hàng như sinh viên, nhân viên, dân văn phòng...
Các khách hàng của Highlands cũng chứng kiến sự thay đổi của chuỗi này về hình thức phục vụ, từ “được phục vụ” thành “tự phục vụ”. Nếu ở quy mô nhỏ thì không thấy rõ, nhưng thay đổi này giúp cho chi phí vận hành của cả chuỗi với gần 200 cửa hàng giảm đáng kể.
Đã có chỗ đứng trên thị trường và cũng là một trong số những thương hiệu F&B đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình tự phục vụ nhằm thay đổi hành vi và nhận thức của khách hàng. Cùng với Highlands, các thương hiệu khác như trà sữa Bobapop, DingTea, SoyaGarden,... cũng đang áp dụng rất thành công mô hình tự phục vụ.
4. Tư vấn và lắp đặt hệ thống thiết bị rung tự phục vụ
Với kinh nghiệm tư vấn và lắp đặt thiết bị tự phục vụ cho các cửa hàng kinh doanh theo mô hình tự phục vụ, Ecall xin đề xuất các chủ quán nên sử dụng thiết bị rung tự phục vụ thương hiệu Syscall.
Có xuất xứ Hàn Quốc, được tin dùng bởi hàng trăm các thương hiệu lớn nhỏ Việt Nam như Highlands coffee, Trung Nguyên e-coffee, Bobapop, Cộng cà phê, DingTea,...Thẻ rung tự phục vụ Syscall là giải pháp hoàn hảo cho các mô hình kinh doanh tự phục vụ. Các mẫu thẻ tốt nhất hiện nay có thể kể đến như: GP-200R, GP-101R, GP-300,...
Bài viết trên đã cung cấp tới bạn đọc các phân khúc khách hàng của mô hình tự phục vụ tại quán cà phê. Nếu bạn đang có ý định mở quán, hãy cân nhắc kỹ càng dựa vào các tiêu chí mà chúng tôi đã kể trên. Bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu lắp đặt thiết bị rung tự phục vụ liên hệ ngay với Ecall theo hotline: 0989.317.519 hoặc tham khảo website: Ecall.vn
Ecall.vn
- Trên 5000 khách hàng
- Tư vấn hoàn toàn miễn phí